Hàn Quốc tuyên bố không liên minh với Trung và Nhật để đối đầu Mỹ mà lựa chọn con đường này

Trước làn sóng căng thẳng thương mại ngày càng gia tăng sau chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, Hàn Quốc đã chính thức khẳng định sẽ không liên minh với Trung Quốc và Nhật Bản để phản đối Mỹ, mà thay vào đó sẽ ưu tiên đàm phán song phương.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài CNN tối 8/4 (giờ Hàn Quốc), Thủ tướng kiêm Quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo tuyên bố rõ “Chúng tôi sẽ không chọn con đường liên minh với Trung Quốc hay Nhật Bản để đối đầu với Mỹ về vấn đề thuế.”
Trả lời câu hỏi về khả năng Hàn Quốc hợp tác với các nước láng giềng bị ảnh hưởng bởi mức thuế mới để tạo một mặt trận thống nhất, ông Han khẳng định điều đó không có lợi cho Seoul, đồng thời cảnh báo việc "phản công tập thể" như vậy có thể làm tổn hại đến thương mại toàn cầu và "không mang lại hiệu quả như mong muốn".
Những phát biểu này nhằm làm rõ lo ngại trong giới chính trị Mỹ sau cuộc họp bộ trưởng kinh tế ba bên Hàn - Trung - Nhật ngày 30/3 tại Seoul. Trong sự kiện này, ba bên đã chụp ảnh chung và thảo luận về hợp tác thương mại, bao gồm khả năng khởi động lại đàm phán FTA ba bên.
Một số nghị sĩ Mỹ cho rằng điều này có thể là dấu hiệu Hàn Quốc và Nhật Bản ngả về Trung Quốc trong bối cảnh chịu sức ép từ thuế của Mỹ. Tuy nhiên, ông Han bác bỏ: “Đó là cuộc họp thường kỳ cấp bộ trưởng, không có tính chất đặc biệt. Đây là thông lệ giữa ba nước trong khuôn khổ đối thoại thương mại khu vực.”
Quyền Tổng thống Han nhấn mạnh rằng liên minh Hàn - Mỹ vẫn rất bền chặt và mục tiêu của Seoul là đàm phán trực tiếp với Washington để giải quyết tranh chấp thương mại hiện tại. Chỉ 5 tiếng sau buổi phỏng vấn, ông Han đã điện đàm với Tổng thống Trump, trao đổi về các vấn đề then chốt bao gồm: Chính sách thuế mới mà Mỹ áp lên hàng hóa Hàn Quốc, hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu, vấn đề chia sẻ chi phí quốc phòng.
Về việc Mỹ đánh thuế 25% lên một số sản phẩm từ Hàn Quốc, ông Han cho biết ông “lấy làm tiếc” và thừa nhận rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc cần chuẩn bị tinh thần cho tác động kinh tế trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ lạc quan rằng Hàn Quốc và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận trước khi tình hình vượt quá tầm kiểm soát.
Phản ứng của Hàn Quốc cho thấy nước này đang áp dụng chiến lược "cân bằng khéo léo" trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung – Nhật. Dù có quan hệ hợp tác kinh tế chặt chẽ với cả Bắc Kinh và Tokyo, nhưng Seoul vẫn ưu tiên bảo vệ liên minh an ninh và thương mại then chốt với Mỹ.
Lựa chọn thương lượng, thay vì đối đầu, có thể giúp Hàn Quốc giảm thiểu rủi ro thương mại và giữ ổn định kinh tế trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động.
Bình luận 0

Tin tức
NewJeans rời ADOR ra mắt tài khoản Instagram mới

Phim tài liệu "First Lady" vén màn loạt tranh cãi về phu nhân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Sul Yeol

Bộ trưởng Tài chính nổi bật trong bối cảnh khủng hoảng lãnh đạo Hàn Quốc

Nhà báo Kim Eo-jun tuyên bố nhận được thông tin về kế hoạch ám sát Lãnh đạo đảng PPP Han Dong-hoon – Sự thật chấn động hay chỉ là thuyết âm mưu?

Quốc hội thông qua việc luận tội và phế truất Tổng thống Yoon Suk-yeol : 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống

Thanh niên Việt Nam cư trú bất hợp pháp dùng dao tấn công đồng hương tại nhà hàng ở Busan

Thông điệp của nhà văn Han Kang trong bài phát biểu nhận giải Nobel văn học

Tổ chức tiệc ma túy tại nhà nghỉ nông thôn Hàn Quốc, 6 lao động và nữ du học sinh Việt Nam bị bắt giữ

Nhà văn Han Kang nhận giải Nobel Văn học tại lễ trao giải ở Stockholm

Bảy sĩ quan pháp lý quân đội đã kiên quyết chống lại tuyên bố thiết quân luật

Hàn Quốc đứng trước ngã rẽ: Dân chủ hay độc tài?

Hai thành phố của Việt Nam dẫn đầu danh sách địa điểm du lịch yêu thích trong mùa đông của Lotte On

Tổng thống Hàn Quốc: nghề nguy hiểm

"Dù phản đối luận tội tổng thống cũng sẽ được bầu lại thôi mà!", nghị sĩ Yoon Sang Hyun của đảng cầm quyền phát biểu gây tranh cãi

Tại sao lãnh đạo phe đối lập Hàn Quốc đang gấp rút thúc đẩy luận tội Tổng thống Yoon?
